Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ dùng trong nội thất? Melamine, Laminate, Veneer, sơn bệt và dán giấy phủ sơn PU

I. Giới thiệu

Ngày nay, đồ gỗ công nghiệp dần có chỗ đứng trong thế giới nội thất, nhiều kiến trúc sư hay đơn vị thi công chọn gỗ công nghiệp MDF, HDF,MFC, …… như một giải pháp tối ưu cho việc tạo dựng “tổ ấm”, nơi an cư của khách hàng.

Ngoài việc khắc phục được những nhược điểm của gỗ tự nhiên như tiết kiệm chi phí, độ bền cao, dễ lau chùi và bảo dưỡng. Gỗ công nghiệp có một ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với gỗ tự nhiên đó là vô cùng đa dạng về màu sắc, chủng loại, đáp ứng tối đa sở thích sáng tạo cho nhiều không gian nội thất.

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải quan tâm , cũng như lựa chọn cho ngôi nhà mình những vật liệu phù hợp như về khả năng vệ sinh, vẻ đẹp thẩm mĩ cũng như màu sắc . Không chỉ quan tâm về gỗ công nghiệp chúng at sử dụng đó là dòng gì mà còn liên quan đến lớp phủ lên bề mặt của nó . Trên thi trường hiện nay có rất nhiều bề mặt phủ lên cốt gỗ dung trong nội thất như Melamine, Laminate, Veneer, Sơn bệt và dán giấy phủ sơn PU. Chúng ta cùng tìm hiểu về từng loại lớp phủ này .

II. Các loại lớp phủ lên cốt gỗ thường dùng

  1. Lớp phủ Melamine

Là bề mặt nhựa tổng hợp Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 rem, được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm (Okal) hoặc Ván mịn (MDF). Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm. Có các kích thước phổ thông là 1220 x 2440 hoặc 1830 x 2440mm. Bề mặt MFC có ưu điểm nổi bật đó là có nhiều màu sắc, màu sắc trong tấm bề mặt MFC rất tươi, đều màu, sáng màu, có thể ứng dụng rộng dãi trong các văn phòng, gia đình và khách sạn.

Melamine có khoảng 100 mẫu màu khác nhau.

Ưu điểm của lớp phủ Melamine: là có tính chất đồng đều, có bề mặt đa dạng với nhiều màu sắc phong phú, đặc biệt rất khó phai màu và có độ chống xước cao.

Ngoài ra, Melamine còn có nhiều ưu điểm như có khả năng chống mối mọt, thấm nước, hạn chế tối đa tác động từ các hóa chất và va đập.

Melamine có giá thành rất phải chăng, không gây hại cho người dùng, dễ dàng lau chùi, đa dạng vân gỗ và hoa văn cũng là một phần ghi điểm nữa của chất liệu này, nên được áp dụng làm rộng rãi trong lĩnh vực nội thất như bàn, tủ, kệ trang trí, vách ốp, hộc văn phòng làm việc, các hệ tủ áo, giường…

Tuy nhiên nhược điểm của Melamine là độ uốn ván, uốn cong của bề mặt  là vô cùng thấp, khả năng chịu mài mòn kém hơn so với các loại chất liệu khác…Hơn nữa phải được ép dán trực tiếp lên cốt gỗ mới sử dụng được.

  1. Lớp phủ Manilate

Bề mặt laminate là bề mặt nhựa tổng hợp, có độ dày nhiều hơn Melamine rất nhiều, độ dày của laminate là 0.5-1mm tùy từng loại ( có thể phần biệt laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm. Cũng như Melamine, Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal), Ván mịn (MDF). Ngoài ra Laminate còn có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming, ứng dụng cho làm các loại mặt bàn, mặt ghế, tủ, hộc.

Bề mặt postforming uốn cong giúp laminate có thể làm nhiều sản phẩm đẹp và bền

Ngoài phần làm các hệ mặt bàn, tủ như trên laminate còn được sử dụng vào làm các hệ tủ bếp, ốp tường gia đình, phòng họp, phòng hội trường…

Laminate được sử dụng cho ốp tường, làm tủ bếp và các đồ trong gia đình

Laminate có nhiều ưu điểm nổi trội hơn, và bền hơn Melamine vì có độ dày nhiều hơn, các màu sắc của Laminate cũng rất đa dạng và phong phú.

Bên cạnh đó, tùy theo màu, vân hoa khác nhau mà chất liệu Laminate có thể được sử dụng vào các mục đích khác nhau:

– Laminate vân gỗ, vân đá gần gũi với người thích phong cách tự nhiên, thậm chí bề mặt cũng có độ nhám, sần sùi như gỗ, đá tự nhiên. Loại này được ưa chuông nhất trên thị trường, thường sử dụng cho các công trình nhà ở, văn phòng, khách sạn hay công trình công cộng.

– Laminate màu trơn dùng cho các trang trí có tính hiện đại như tấm ốp tường, ốp trần, quầy, kệ. Loại này có hơn 100 màu để người tiêu dùng thoải mái lựa chọn.

– Với các công trình như quán ăn, cửa hàng, siêu thị, showroom .. cần màu sắc bắt mắt thì giải pháp về màu của Laminate rất thích hợp. laminate màu xanh, đỏ, cam, nhũ với bề mặt gương bóng, lấp lánh phản chiếu ánh sáng hay bề mặt kính cho cảm giác bóng bẩy và có chiều sâu. Loại này thích hợp cho không gian lớn, sang trọng như đại sảnh, hành lang hay hội trường của khách sạn, cao ốc bởi tính chất phản chiếu ánh sáng sẽ làm cho khung cảnh lung linh hơn.

  1. Lớp phủ Veneer

Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoảng 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô. Bề mặt phủ veneer được làm từ veneer lạng, thông thường là cốt gỗ MDF, Cốt gỗ ván dăm, ván dán hoặc Finger, sau khi dán xong lớp veneer lạng lên các đội thợ sẽ tiến hành xẻ gỗ và sơn phủ PU để làm ra các vật liệu như Giường, Tủ, bàn, ốp vách, vách ngăn…

– Dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hoặc okal dầy 3mm, tráng keo trên bề mặt lớp nền.

– Nối (may) từng tấm Veneer lại theo quy cách (quy cách chuẩn 1200 x 2400mm) bằng keo-> dán tấm veneer lên lớp nền (MDF, Ván ép) đã phủ keo.

– Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt.

– Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp

  1. Sơn bệt

Bề mặt sơn bệt là bề mặt được dùng sơn PU sơn trực tiếp lên cốt gỗ MDF hay Verneer, sau khi đươc sơn lót hai lớp, trà nhám và sơn màu một lớp, với các màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, trắng, tím, vàng… bề mặt sơn bệt được áp dụng cho rất nhiều công trình như showroom, phòng trẻ con, con gái, triển lãm…

Sơn PU (Polyurethane) là loại sơn hai thành phần, gồm các thành phần nhựa Polyol kết hợp với disocyanate, dung môi hữu cơ và các thành phần phụ gia khác. Với sự kết hợp trên đã cho màng sơn có độ cứng, dẻo dai bền màu, bền nước và tia cực tím, bền với thời tiết.


Sơn PU được sử dụng để làm một lớp sơn phủ bảo vệ, trang trí trên các thiết bị công nghiệp có bề mặt là gỗ nội thất, gỗ ép, mây, tre nứa, sắt, thép… Thích hợp trên các công trình trong nhà và ngoài trời.

  1. Dán giấy phủ sơn PU

Là bề mặt được ứng dụng nhiều để làm các loại bàn giám đốc, tủ giám đốc, bàn trà bằng dán giấy và phủ sơn PU, trước kia khi chưa có các bề mặt trên thì bề mặt dán giấy được khách hàng dùng rất nhiều, vì ưu điểm là rẻ tiền, Tuy nhiên bề mặt dán giấy lại không bền, hay bị xước, và công dụng chỉ được làm hàng sơn, không phải cao cấp và thường được các vùng miền ngoài bắc này dùng nhiều là Thạch Thất và Bắc Ninh, Đông Anh.Ngày nay khi mà công nghệ rất hiện đại, MFC, Laminate, Veneer phát triển mạnh thì bề mặt dán giấy ít được khách hàng ưa chuộng nữa, thường thì chỉ dùng cho các khách hàng bình dân.

Giờ đây khách hàng không còn quan tâm nhiều đến bề mặt này, nên chủ yếu mặt hàng này thường được lựa chọn bán cho các khách hàng bình dân.

Với những chia sẻ về các loại lớp phủ bề mặt gỗ quý vị sẽ lựa chọn được dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như nét đẹp thẩm mĩ cho không gian sống của bạn hợp lí nhất .

Liên hệ ngay với chúng tôi!
Gọi ngay cho chúng tôi!