I. Giới thiệu sơ qua về gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp là loại gỗ được sản xuất bằng cách sử dụng keo hoặc các loại hóa chất kết hợp cùng với vụn gỗ tự nhiên để tạo thành những tấm gỗ mới. Khái niệm gỗ công nghiệp được sử dụng để phân biệt với gỗ tự nhiên. Hiện nay, đa phần các loại gỗ công nghiệp đều tận dụng những nguyên liệu thừa, tái sinh từ gỗ tự nhiên nên giá thành thường rẻ hơn rất nhiều
Vì vật liệu gỗ công nghiệp thường là vụn gỗ nên nhiều người băn khoăn vì không biết gỗ công nghiệp có tốt không hay có bền không? Hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm của các loại gỗ công nghiệp dưới đây
- Ít bị cong vênh, co ngót và biến dạng do thời tiết
- Không có tình trạng bị mối, mọt
- Gỗ ép công nghiệp chịu nước tốt
II. Phân biệt từng loại gỗ công nghiệp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gỗ công nghiệp với nhiều thương hiệu khác nhau cùng chất lượng khác nhau . Về cơ bản sẽ có 2 cách phân biệt gỗ công nghiệp như sau:
– Phân theo cốt gỗ ta có:
- Gỗ MDF
- HDF
- MFC
- Gỗ nhựa
- Gỗ dán
- Gỗ ván ép
- Gỗ ván dăm
– Phân theo vật liệu phủ bề mặt ta có:
- Sơn bệt
- Phủ Melamine
- Acrylic
- Laminate
- Veneer
III. Các loại gỗ nào làm nội thất
Do nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều chính vì vậy mà trên các nhà sản xuất đã có những cải tiến nhằm mang đến những dòng sản phẩm chất lượng, đa dạng mẫu mã khác nhau. Chính vì có nhiều loại nên người dùng thường khá băn khoăn vì không biết gỗ công nghiệp loại nào tốt nên trong bài viết hôm nay chúng mình sẽ cùng bạn phân biệt gỗ công nghiệp theo từng loại đơn giản nhất:
Gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC thường đước sản xuất từ các loại gỗ rừng như bạch đàn, cao su hay cây keo. Thông thường những cây này thường sẽ được thu hoạch trong thời ngắn thay vì phải chờ đến khi cây to. Để sản xuất gỗ MFC người ta thường xé mỏng, nghiền nhỏ sau đó trộn cùng với kẹo để tạo độ dày. Bề mặt của gỗ MFC có thể dùng nhựa PVC hoặc giấy in vân gỗ sau đó tráng bề mặt để tăng độ chống trầy xước.
Gỗ công nghiệp MDF
Gỗ ghép công nghiệp MDF có nguyên liệu và cách thức sản xuất khá giống với gỗ MFC, tuy nhiên thay vì dăm gỗ nhỏ thì gỗ MDF lại được xay nhuyễn thành sợi. Hiện nay, loại gỗ công nghiêp MDF phổ biến nhất chính gỗ trơn. Bên cạnh đó các nhà sản xuất cũng thường sơn thêm vân gỗ hoặc phủ Veneer, phủ Laminate để tăng tính thẩm mỹ cho gỗ. Giá gỗ công nghiệp MDF cũng không quá cao.
Điểm giống nhau giữa gỗ MDF và MFC
• Trải qua quy trình tẩm sấy nghiêm ngặt để loại bỏ các tác nhân gây ra ẩm mốc, mối mọt.
• Màu sắc phong phú khoảng 80 màu từ màu trơn: Đen, trắng, xám,… đến màu vân gỗ,… hoặc màu giả chất liệu khác.
• Không co ngót, không nứt, tương đối bền, bề mặt phẳng mịn cao.
• Ứng dụng: Làm đồ nội thất
• MDF và MFC gồm có 2 dạng, loại thường và loại chống ẩm. Loại chống ẩm thường có lõi xanh.
Gỗ công nghiệp HDF
Gỗ tấm công nghiệp HDF thường được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên sau đó kết hợp cùng với các loại phụ gia giúp tăng cường độ cứng và có khả năng chống mối mọt. Sau khi trải qua quá trình xử lý thì các tấm ván HDF sẽ được đem cắt theo kích thước khổ gỗ công nghiệp đã được thiết kế định hình. Sau đó, phủ thêm một lớp Melamine cùng sợi thủy tinh để giữ màu và giúp vân gỗ được bền đẹp, bảo vệ bề mặt không bị trầy xước. Có thể nói, nếu để so sánh các loại gỗ công nghiệp thì gỗ công nghiệp Melamine HDF sẽ có nhiều tính năng nổi bật hơn cả và thường được sử dụng trong gỗ lát sàn.
Ta có thể thấy HDF có độ bền, độ cứng, an toàn cao nhất trong các dòng gỗ công nghiệp, tuy nhiên giá thành lại cao nhất do vậy bạn cần cân nhắc khi sử dụng để tránh lãng phí.
Gỗ nhựa

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm loại vật liệu làm tủ bếp cho căn nhà để chống mối mọt thì sản phẩm làm từ gỗ nhựa là gợi ý hoàn hảo cho bạn.
Cấu tạo gỗ nhựa: Loại gỗ này được tạo thành từ bột nhựa PVC và chất phụ gia gốc cellulose hay vô cơ.
Cấu tạo gỗ nhựa: Loại gỗ này được tạo thành từ bột nhựa PVC và chất phụ gia gốc cellulose hay vô cơ.
Ứng dụng: Làm đồ nội thất, thường được sử dụng làm khoang chậu rửa do khả năng chịu ẩm tốt, người ta cũng chọn gỗ nhựa làm tủ bếp trong trường hợp nhà có mối vì loại này có khả năng chống sâu mọt.
Gỗ dán (hay còn gọi là Plywood)
Đặc điểm cấu tạo: Gỗ dán gồm có nhiều lớp gỗ mỏng với độ dày sấp xỉ 1mm sử dụng keo chuyên dụng để ép chồng vuông góc các lớp với nhau.
Gỗ dán có các độ dày thông dụng như sau: 3,5,6,8,10,12,15,18,20,25 (mm)
Gỗ dán được ứng dụng trong gia công nội thất, quảng cáo hoặc sử dụng làm lõi cho về mặt veneer. Đối với loại có khả năng chịu nước được dùng gia cố ngoài trời, làm copha.
Về tính chất: Gỗ dán không co ngót, không nứt, có khả năng chịu lực tốt, bề mặt thường không phẳng nhẵn
Và một số loại gỗ công nghiệp khác như gỗ ván ép, ván dăm …..
Với các loại gỗ công nghiệp này sẽ phù hợp với đại đa số các gia đình của chúng ta , với những công năng tuyệt vời của nó sẽ đảm bảo làm cho các bạn hài lòng .